QUY ĐỊNH VỀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI KHOẢNG CÁCH CỦA TRANG TRẠI CHĂN NUÔI

Theo quy định của pháp luật, việc sử dụng đất vườn, đất nông nghiệp phải đúng mục đích. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định rõ về nguyên tắc trong hoạt động chăn nuôi là phải giữ khoảng cách an toàn.Vậy quy định giữ khoảng cách của trang trại chăn nuôi là như thế nào?

Trả lời:

I. Khoảng cách của trang trại chăn nuôi là gì?

Khoảng cách của trang trại chăn nuôi được hiểu như sau:

1. Trang trại chăn nuôi là gì?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Chăn nuôi 2018, chăn nuôi trang trại (hay trang trại chăn nuôi) là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh chăn nuôi.
2. Khoảng cách của trang trại chăn nuôi được hiểu như thế nào?

Việc xác định khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư 23/2019/TT-BNNPTNT (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 06/QĐ-BNN-CN năm 2020) như sau:

+ Nguyên tắc xác định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến tường rào hoặc ranh giới của đối tượng chịu ảnh hưởng;

+ Nguyên tắc xác định khoảng cách từ trang trại chăn nuôi đến trang trại chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi của trang trại khác

II. Quy định về yêu cầu đối với khoảng cách của trang trại chăn nuôi

Cụ thể, theo Thông tư số 23/2019/TT-BNNPTNT, khoảng cách được quy định như sau:

- Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu dân cư, khu tập trung chất thải sinh hoạt, công nghiệp tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu 150 mét.

- Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô vừa đến khu dân cư, khu tập trung chất thải sinh hoạt, công nghiệp tối thiểu là 200 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu 300 mét.

- Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu dân cư, khu tập trung chất thải sinh hoạt, công nghiệp tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu 500 mét.

- Khoảng cách giữa 2 trang trại chăn nuôi của 2 chủ thể khác nhau tối thiểu là 50 mét.

Trong đó, khoảng cách tối thiểu từ trang trại chăn nuôi đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến tường rào hoặc ranh giới của đối tượng chịu ảnh hưởng;

Khoảng cách tối thiểu từ trang trại chăn nuôi đến trang trại chăn nuôi khác là khoảng cách ngắn nhất từ chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi đến chuồng nuôi hoặc khu vực chứa chất thải chăn nuôi của trang trại khác.
III. Giải đáp một số thắc mắc thường gặp về khoảng cách của trang trại chăn nuôi

1. Khoảng cách của trang trại chăn nuôi gia súc lớn tối thiểu bao nhiêu m theo yêu cầu và việc xử lý chất thải như thế nào?

Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô lớn đến khu tập trung xử lý chất thải sinh hoạt, công nghiệp, khu dân cư tối thiểu là 400 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu là 500 mét.

2. Trang trại chăn nuôi bò phải cách trường học và chợ khoảng cách bao nhiêu?

Khoảng cách từ trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ đến khu dân cư, khu tập trung chất thải sinh hoạt, công nghiệp tối thiểu là 100 mét; trường học, bệnh viện, chợ, nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho cộng đồng dân cư tối thiểu 150 mét.

3. Khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại giữa hai trang trại khác nhau có bắt buộc ít nhất là 50 mét không?

Trong chăn nuôi trang trại, khoảng cách an toàn được quy định giữa hai trang trại của hai chủ thể khác nhau được quy định tối thiểu là 50 mét.

4. Mức xử phạt đối với trang trại chăn nuôi bò không đảm bảo khoảng cách được phép chăn nuôi như thế nào?

Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 25 Nghị định 14/2021/NĐ-CP, quy định mức xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi không bảo đảm khoảng cách an toàn trong chăn nuôi trang trại theo quy định
 

5. Hành vi xây dựng trang trại chăn nuôi cách khu vực trường học 150m thì bị xử phạt như thế nào?

Nếu chủ trang trại có hành vi xây dựng chăn nuôi cách khu vực trường học 150m (thuộc trong khu vực không được phép chăn nuôi) vì tại Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9121:2012 về Trại chăn nuôi gia súc lớn

 Yêu cầu chung có quy định khoảng cách của trại chăn nuôi gia súc cách trường học tối thiểu 200m thì bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Còn đối với tổ chức thì mức phạt sẽ gấp đôi.

Trên đây là những thông tin xoay quanh đến khoảng cách của trang trại chăn nuôi. Để có thể hỗ trợ cũng như tìm hiểu thông tin, quy định của pháp luật về đến khoảng cách của trang trại chăn nuôi, quý khách có thể liên hệ NPLaw để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể về các vấn đề pháp lý nhanh chóng nhất.

Ngồn: https://nplaw.vn/quy-dinh-ve-yeu-cau-doi-voi-khoang-cach-cua-trang-trai-chan-nuoi.html

Công ty Luật TNHH Ngọc Phú - Hãng luật NPLaw

Hotline: 0913449968

Email: Legal@nplaw.vn

Tài liệu tham khảo:

Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét? Tách thửa khi có lối đi chung được không?

Trong quá trình sử dụng đất đai, lối đi chung là một trong những vấn đề được người sử dụng đất đặc biệt quan tâm. Vậy, lối đi chung là gì? Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Trả lời:

1. Lối đi chung là gì? Khác gì với lối đi qua?

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể giải thích về lối đi chung, do đó còn tồn tại nhiều quan điểm về lối đi chung như:

- Lối đi chung được hình thành từ lối mòn, sử dụng lâu năm.

- Lối đi chung do các chủ sử dụng đất cắt một phần đất của mình tạo nên, tạo thành ranh giới sử dụng đất giữa các thửa đất liền kề.

Tuy nhiên, dù được giải thích theo cách nào thì lối đi chung vẫn được hiểu là phần diện tích đất được cắt ra để các chủ sử dụng đất sử dụng làm lối đi ra đường giao thông công cộng.

Thực tế, không ít trường hợp nhầm lẫn giữa lối đi chung và lối đi qua mặc dù đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vậy, lối đi qua và lối đi chung có gì khác nhau.

Khác với lối đi chung, lối đi qua được ghi nhận tại khoản 1 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.”.

Theo đó, lối đi qua là lối đi trên bất động sản của người khác do chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc và chủ sở hữu bất động sản vây bọc thỏa thuận hoặc theo bản án của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền.

Một số tiêu chí để phân biệt lối đi chung và lối đi qua như: Nguồn gốc; Nội dung về đền bù; Đất mở lối đi; Thủ tục đăng ký; Người hưởng quyền.

 
loi di chung toi thieu bao nhieu met Lối đi chung là phần đất được cắt ra để làm lối đi ra đường giao thông công cộng (Ảnh minh họa)

2. Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét?

Hiện nay pháp luật không quy định về kích thước tối thiểu hay tối đa của lối đi chung. Bởi trên thực tế các trường hợp cần mở lối đi chung rất đa dạng, do đó việc đặt ra một kích thước cụ thể sẽ gây khó khăn khi áp dụng và không đảm bảo được quyền lợi của các bên.
Tuy vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 thì vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi sẽ do các bên thỏa thuận. Việc thỏa thuận cần bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên, trường hợp xảy ra tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong và lối đi này phải đảm bảo có mặt cắt ngang tối thiểu theo quy định của từng địa phương.

Tóm lại, pháp luật không có quy định về kích thước cụ thể của lối đi chung, việc xác định kích thước sẽ do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền xác định kích thước cho lối đi sao cho đi lại thuận tiện và ít gây phiền hà cho các bên.

3. Xử lý hành vi lấn chiếm lối đi chung thế nào?

Tùy thuộc vào hành vi lấn chiếm, cá nhân, hộ gia đình, tổ chức vi phạm sẽ bị xử phạt theo các mức phạt khác nhau, gồm:

- Xử phạt đối với hành vi xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác hoặc của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung như sau (Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP):

  • Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
  • Phạt tiền từ 100 - 120 triệu đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử - văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
  • Phạt tiền từ 180 - 200 triệu đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.

- Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau (Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP):

+ Phạt tiền từ 100 - 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200 - 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng;
  • Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

+ Phạt tiền từ 500.000 - 01 triệu đồng đối với cá nhân, từ 01 - 02 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Dựng cổng chào hoặc các vật che chắn khác trái quy định trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
  • Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;
  • Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

+ Phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng đối với cá nhân, từ 04 - 06 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

  • Dựng rạp, lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;
  • Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông...

4. Có được phép tách thửa đất ở khi có lối đi chung không?

Theo khoản 2 Điều 43, khoản 4 Điều 144 và Điều 188 Luật Đất đai 2013, thửa đất ở đề nghị tách thửa để chuyển nhượng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Đã có sổ đỏ, quyền sử dụng đất/quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

- Đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;

- Đất thuộc trường hợp không có tranh chấp;

- Đáp ứng các điều kiện tách thửa tại địa phương.

Theo đó, các địa phương sẽ quy định điều kiện tách thửa bao gồm: Diện tích tối thiểu, kích thước tối thiểu, các trường hợp không được tách thửa đất, tách thửa đất mà chưa có lối đi thì phải giành một phần diện tích làm lối đi, tách thửa ở những nơi đã có quy hoạch. Như vậy, việc tách thửa đất có lối đi chung được thực hiện khi đáp ứng đủ điều kiện nêu trên.

Trên đây là giải đáp cho vấn đề Lối đi chung tối thiểu bao nhiêu mét. Mọi vướng mắc liên quan đến lĩnh vực Đất đai - Nhà ở, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Nguồn: https://luatvietnam.vn/dat-dai-nha-o/loi-di-chung-toi-thieu-bao-nhieu-met-567-92375-article.html?fbclid=IwAR39jUPaf0UNyqVOj28IyIHOJkEPYntSjPzlrfYsmKXyDlEZOexBeHh_te8

Tranh chấp lối thoát nước

Chủ đất liền kề không cho xả hay bơm nước canh tác có đúng không? Quyền thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định thế nào?

Trả lời:

Chủ đất liền kề không cho xả hay bơm nước canh tác có đúng không?

Tôi có mảnh đất trồng lúa. Do đất nằm phía trong các mảnh đất khác nên trước đây việc bơm nước và xả nước để canh tác đều thông qua mảnh đất liền kề. Nhưng hiện tại chủ đất liền kề không cho tôi xả hay bơm nước qua đất của họ nữa. Việc này làm hoạt động canh tác của tôi bị đình trệ, không canh tác được. Xin hỏi chủ đất liền kề không cho tôi xả nước hay bơm nước là có đúng luật không? Tôi phải làm gì để có thể canh tác được bình thường?

Trả lời:

Điều 252 Bộ luật Dân sự 2015 quy định quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề như sau:

Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.

Như vậy, khi thuộc trương hợp trên mà chủ sở hữu bất động sản liền kề có hành vi cản trở việc bơm nước, làm ảnh hưởng sản xuất của bạn thì bạn có thể trình báo vụ việc đến Chủ tịch UBND xã nơi có đất để giải quyết.

Quyền thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định thế nào?

Quyền thoát nước qua bất động sản liền kề được quy định thế nào? Giữa ba gia đình chúng tôi trước đây có một ngõ đi chung nhưng nay không sử dụng để đi nữa. Gia đình tôi có sử dụng một rãnh nhỏ làm rãnh thoát nước sinh hoạt từ khi vẫn là ngõ đi chung. Nay chính quyền thôn, xã bán lại lối đi đó cho một gia đình và họ yêu cầu gia đình tôi phải lấp rãnh nước đó nên gia đình tôi không có lối thoát nước sinh hoạt. Vậy cho tôi hỏi việc làm đó của chính quyền thôn, xã là đúng hay sai?

Trả lời:

Điều 251 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc thoát nước thải: "Chủ sở hữu nhà, công trình xây dựng khác phải làm cống ngầm hoặc rãnh thoát nước để đưa nước thải ra nơi quy định, sao cho nước thải không chảy tràn sang bất động sản của chủ sở hữu bất động sản liền kề, ra đường công cộng hoặc nơi sinh hoạt công cộng.”

Điều 252 Bộ luật dân sự 2015 quy định Quyền về cấp, thoát nước qua bất động sản liền kề:

"Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy.

Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường. Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại.”

Theo thông tin bạn cung cấp, trước đây ba gia đình có một ngõ đi chung nhưng nay không sử dụng để đi nữa. Trên đó gia đình bạn có đặt một rãnh nhỏ làm rãnh thoát nước sinh hoạt gia đình; nếu đất đó không phải là đất của gia đình bạn mà đất của người khác thì trong trường hợp này, phải xem xét việc đưa dẫn nước sinh hoạt qua phần đất đó có phải là lối cấp thoát nước thích hợp hay không?

+ Nếu việc thoát nước qua đoạn đất đó là lối thoát nước duy nhất thì gia đình bạn có quyền yêu cầu gia đình đang sử dụng lối đi cho nhà bạn dẫn nước thải qua đó. Việc người có phần đất này yêu cầu bạn lấp lối thoát nước là không có căn cứ.

+ Nếu việc thoát nước qua đó mà không phải lối thoát nước hợp lý hoặc gây ảnh hưởng đến việc sử dụng đất của người sử dụng đất hoặc ảnh hưởng đến môi trường công cộng thì người sử dụng đất có quyền yêu cầu bạn lấp lối thoát nước, việc bạn tự ý lấy phần đất đó làm rãnh thoát nước là hành vi lấn chiếm đất trái phép. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 102/2014/NĐ-CP.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về quyền thoát nước qua bất động sản liền kề. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Quy định về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017

Quy định về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017. Gia đình ông A nằm cạnh bờ sông và bị gia đình ông B và bà C vây bọc xung quanh nên không có lối đi ra đường công cộng. Mặc dù đi qua vườn nhà ông B ra đường công cộng thì gần và thuận tiện hơn nhưng vì có mẫu thuẫn từ trước nên gia đình ông B không đồng ý cho gia đình ông A đi nhờ. Do đó, gia đình ông A đi qua đất của nhà bà C để ra đường công cộng và gia đình ông A có trả cho gia đình bà C 10 triệu để được đi qua lâu dài. Sau 8 năm sử dụng lối đi qua nhà bà C, bà C bán nhà và chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho gia đình ông D. Nhà ông D đập nhà cũ đi xây nhà mới, nhà mới được xây trên cả diện tích lối đi mà gia đình ông A sử dụng. Hỏi nhà ông D có được xây trên lối đi gia đình ông A đã sử dụng 8 năm qua hay không?

Trả lời:

Tại thời điểm cách đây 8 năm thì pháp luật quy định quyền về lối đi qua bất động sản liền kề tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.

3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Như vậy, trong trường hợp câu hỏi của bạn, gia đình ông A là chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng, cụ thể là ông B hoặc bà C. Và nếu được ông A yêu cầu mở lối đi ra thì ông B hoặc bà C có nghĩa vụ phải đáp ứng yêu cầu đó của ông A. 

Trong trường hợp ông A đã thoả thuận với bà C về việc mở lối đi riêng và đã đền bù cho bà C số tiền là 10 triệu đồng thì hai bên cần lập văn bản thoả thuận về vấn đề này và khi bà C bán nhà cho ông D thì ông D có nghĩa vụ tiếp tục mở lối đi ra cho ông A theo thoả thuận với bà C ban đầu.

Nếu có căn cứ chứng minh thoả thuận của ông A với bà C về việc mở lối đi ra và đã đền bù cho bà C mà thời điểm hiện tại bà C bán nhà cho ông D, ông D xây dựng nhà vào phần lối đi ra của ông A thì ông A có quyền làm đơn khởi kiện ông D về việc vi phạm thoả thuận về lối đi ra và bà C là người chịu trách nhiệm liên đới.

- Tại thời điểm hiện tại khi bà C đã bán nhà cho ông D thì áp dụng luật hiện hành quy định quyền về lối đi qua tại Điều 254 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.

Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.

Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.

3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.

Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về việc sử dụng lối đi qua bất động sản liền kề năm 2017. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật dân sự 2015 để nắm rõ quy định này.

Trân trọng!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/591A5-hd-chủ-dat-lien-ke-khong-cho-xa-hay-bom-nuoc-canh-tac-co-duoc-khong.html

Mua đất làm đường đi công chứng không ?

Cho em hỏi: Chú em năm 2001 cùng 1 số hộ gia đình có viết giấy tay thỏa thuận mua đường đi của 1 hộ gia đình khác. Hộ gia đình đó đã đồng ý bán 1 mét, và cho 1 mét là 2. Thỏa thuận có sự chứng kiến của các bên, họ cũng xác nhận đã nhận tiền và ký nhận. Nhưng thỏa thuận đó, không có công chứng, chứng thực của chính quyền. Nay có sự tranh chấp, vậy em xin hỏi văn bản đó có giá trị khi ra tòa không? em xin cám ơn.

Trả lời:
 Trả lời:
Quyền sử dụng bất động sản liền kề được quy định tại Điều 273 Bộ luật Dân sự 2005: “Chủ sở hữu nhà, người sử dụng đất có quyền sử dụng bất động sản liền kề thuộc sở hữu của người khác để bảo đảm các nhu cầu của mình về lối đi, cấp thoát nước, cấp khí gas, đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý nhưng phải đền bù nếu không có thỏa thuận khác”.
Đồng thời, Điều 275 Bộ luật Dân sự 2005 về quyền về lối đi qua bất động sản liền kề quy định:
1. Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thỏa thuận khác…
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, rộng, cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
3. Trong trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định của khoản 2 điều này mà không có đền bù.”
Căn cứ vào các quy định pháp luật nêu trên trên thì gia đình bạn hoàn toàn có quyền để mở lối đi.
Bạn hoàn toàn có quyền thỏa thuận về lối đi chung, nếu các bên đều đồng ý về lối đi chung đó và không có tranh chấp thì các bên đứng ra làm thoả thuận bằng văn bản và có xác nhận của UBND xã, phường hoặc phòng công chứng mới có giá trị pháp lý đối với các bên.
Theo đó, bạn có bằng chứng chứng minh bạn và các hộ sử dụng chung lối đi đã hoàn tất nghĩa vụ thanh toán cho hộ gia đình đó, đã có sự thỏa thuận về thông hành địa dịch (bằng văn bản) thì hành vi gây phiền hà, cản trở hoặc vi phạm nghĩa vụ chuyển giao của hộ gia đình đó là hành vi trái pháp luật. Bạn và các hộ sử dụng chung lối đi có quyền đề nghị chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu UBND xã, phường nơi bất động sản tọa lạc bảo vệ các quyền và lợi ích cho mình, trường hợp UBND xã, phường hòa giải không thành, bạn có quyền yêu cầu cơ quan Tòa án tại địa phương giải quyết tranh chấp nói trên.
Bạn muốn tìm hiểu thêm các vấn đề liên quan. Hãy tham khảo các bài viết khác tại website chúng tôi hoặc gọi tổng đài tư vấn 1900 6279 để được luật sư tư vấn trực tiếp.
Nguồn: https://luatnhadat.net/hoidap/Cap-giay-chung-nhan/Mua-dat-lam-duong-di-cong-chung-khong-474/

Tự chuyển viện để phẫu thuật, hưởng BHYT thế nào?

Bà nội của ông Hữu Trọng (Nghệ An) có thẻ BHYT đối tượng người có công với cách mạng. Bà của ông đã đi khám tại bệnh viện tuyến tỉnh, sau đó đến bệnh viện tại TP. Hà Nội để khám lại. Hiện bà của ông muốn được phẫu thuật ở bệnh viện tại TP. Hà Nội.
Gia đình ông Trọng đã xin giấy chuyển viện của bệnh viện tuyến tỉnh nhưng không được chấp thuận, trường hợp muốn có giấy chuyển viện thì gia đình phải chịu phí 3 triệu đồng.

Ông Trọng hỏi, bệnh viện tuyến tỉnh thực hiện như vậy có đúng không? Bà của ông phẫu thuật tại bệnh viện ở TP. Hà Nội mà không có giấy chuyển tuyến thì có được hưởng 100% BHYT không?

Trả lời:

Về vấn đề này, BHXH Việt Nam trả lời như sau:

Khi vượt quá khả năng chuyên môn, cơ sở khám, chữa bệnh có trách nhiệm phải chuyển người bệnh lên cơ sở tuyến trên để được khám và điều trị.

Việc chuyển tuyến thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của cơ sở khám, chữa bệnh và người bệnh không phải chi trả bất cứ chi phí nào. Đối với bệnh viện thu phí khi cấp giấy chuyển tuyến, đề nghị ông phản ánh với Sở Y tế để được giải quyết.

Để được hưởng đầy đủ quyền lợi BHYT khi điều trị tại Hà Nội, người bệnh cần xuất trình Giấy chuyển tuyến của cơ sở khám, chữa bệnh tuyến dưới chuyển đến.

Trường hợp bà của ông tự đi mổ tại Hà Nội không có giấy chuyển tuyến thì chỉ được hưởng 60% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến tỉnh và 40% chi phí điều trị nội trú tại cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trung ương.

Hưởng quyền lợi BHYT theo đối tượng tham gia

Bố đẻ của bà Nguyễn Phương muốn tán sỏi thận nội soi bằng laser tại Bệnh viện Bình Dân, nhưng bố bà đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Thống Nhất. Bà Phương hỏi, bố bà có được BHYT chi trả không? Việc chuyển viên trong trường hợp này có đúng tuyến không?

Trả lời:

Về vấn đề này, BHXH  trả lời như sau:

Trường hợp bố của bà được Bệnh viện Thống Nhất chuyển tuyến đến bệnh viện Bình Dân để tán sỏi qua nội soi thì sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh đúng tuyến nhân mức quyền lợi được hưởng (80%, 95%, 100% tùy theo đối tượng tham gia BHYT). Các chi phí dịch vụ, chi phí ngoài quy định, chi phí đồng chi trả bố của bà phải tự thanh toán với cơ sở khám chữa bệnh.

Đóng trùng BHXH giữa hai công ty, giải quyết thế nào?

Công ty của bà Phạm Thị Huệ (Hà Nội) có trường hợp người lao động làm việc tại 1 công ty khác đến tháng 9/2010 và chốt sổ BHXH vào tháng này. Tháng 10/2010, người lao động này chuyển sang công ty của bà Huệ, nhưng kế toán khai đóng BHXH từ tháng 9/2010.

Hiện công ty của bà Huệ đang làm thủ tục cấp lại sổ BHXH do bị mất, trong quá trình cấp lại sổ BHXH, cơ quan BHXH báo trường hợp của người lao động này bị trùng 1 tháng đóng BHXH giữa 2 công ty nên phải làm thủ tục thoái trùng.

Bà Huệ hỏi, vậy công ty của bà cần chuẩn bị giấy tờ gì để giải quyết và làm thủ tục cấp lại sổ BHXH cho người lao động trên?

Trả lời:

Về vấn đề này, BHXH TP. Hà Nội trả lời như sau:

Tại Điều 2 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH có quy định, “Hoàn trả: Là việc cơ quan BHXH chuyển trả lại số tiền được xác định là không phải tiền đóng hoặc đóng thừa, đóng trùng BHXH, BHYT, BHTN cho cơ quan, đơn vị, cá nhân đã nộp cho cơ quan BHXH…”.

Như vậy, theo quy định trên, khi người lao động bị đóng trùng BHXH thì cơ quan BHXH có nghĩa vụ hoàn trả lại số tiền đã đóng trùng đó.

Ngoài ra, tại Khoản 2, Điều 63 Quyết định số 1111/QĐ-BHXH quy định: “Một người có từ 2 sổ BHXH trở lên ghi thời gian đóng BHXH trùng nhau thì cơ quan BHXH hướng dẫn người lao động lựa chọn 1 sổ BHXH để tiếp tục ghi quá trình đóng BHXH, BHTN hoặc giải quyết các chế độ BHXH, BHTN. Các sổ BHXH còn lại thu hồi và thực hiện hoàn trả cho đơn vị, người lao động theo quy định tại Điểm 3.3, Khoản 3, Điều 48.

Trường hợp sổ BHXH bị thu hồi mà đơn vị đề nghị cấp sổ BHXH đã giải thể thì thực hiện giải quyết chế độ trợ cấp một lần cho người lao động. Khi thu hồi sổ BHXH, đồng thời phải thu hồi các khoản trợ cấp BHXH đã chi trả trước đó (nếu có)”.

Với thủ tục thoái thu gồm: Công văn của đơn vị; danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN (D02-TS); sổ BHXH.

Sau đó, công ty cũ của người lao động sẽ có trách nhiệm làm thoái thu đồng thời chốt sổ BHXH.

Điều kiện cấp chứng chỉ năng lực xây dựng làm khó DN nhỏ?

Nếu đăng ký cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng hạng III, DN cần tới tối thiểu 3 người chủ trì và 5 người trong bộ máy. Như vậy, để được cấp chứng chỉ năng lực cấp III với 3 chuyên ngành thì DN cần đến 24 người và phải trả lương, đóng BHXH cho 24 nhân sự, điều này quá khó khăn đối với DN nhỏ.

Trả lời:

Về vấn đề này, Bộ Xây dựng có ý kiến như sau:

Công trình xây dựng là loại sản phẩm hàng hóa đặc thù được hình thành trong tương lai, chất lượng và an toàn của công trình (liên quan đến an toàn cộng đồng) phụ thuộc chủ yếu vào năng lực của cá nhân, tổ chức tham gia vào các hoạt động xây dựng như lập quy hoạch xây dựng, khảo sát, thiết kế, thi công,… để tạo ra công trình. Do đó, năng lực của các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động xây dựng được pháp luật quy định và quản lý chặt chẽ.

Theo quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành, năng lực của tổ chức được đánh giá trên cơ sở xem xét một cách tổng thể các tiêu chí về nhân sự, kinh nghiệm thực hiện công việc, tài chính, quy trình quản lý chất lượng và khả năng huy động máy móc thiết bị.

Đối với các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập hoàn toàn có thể đề nghị cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cấp III vì Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng chỉ yêu cầu tối thiểu về nhân sự của tổ chức, không yêu cầu về kinh nghiệm thực hiện công việc, tài chính,…

Trường hợp tổ chức chưa đủ điều kiện cấp chứng chỉ năng lực (kể cả hạng III) thì theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng đã quy định tổ chức này được tham gia các hoạt động xây dựng đối với dự án chỉ yêu cầu lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình quy mô cấp IV; dự án sửa chữa, cải tạo, bảo trì công trình quy mô cấp IV.

Nhiều hộ sống cùng một địa chỉ, tách hộ khẩu thế nào?

Gia đình bà Lâm Tú Anh (Hà Nội) có 3 hộ sống chung. Bà hỏi, gia đình bà có thể tách riêng mỗi hộ 1 sổ hộ khẩu được không? Nếu được thì có quy định về số lượng sổ hộ khẩu trong cùng một chỗ ở hợp pháp không?

Trả lời:

Về vấn đề này, Bộ Công an  trả lời như sau:

Điều 27 Luật Cư trú quy định về trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm: Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu; người ở chung một chỗ ở hợp pháp nhưng không có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Cư trú và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu gia đình, sổ hộ khẩu cá nhân, khi người này muốn tách sổ hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý bằng văn bản.

Thủ tục tách sổ hộ khẩu bao gồm:

- Sổ hộ khẩu.

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu.

- Ý kiến đồng ý của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại Điểm b, Khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú là: Người ở chung một chỗ ở hợp pháp nhưng không có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Cư trú và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu gia đình, sổ hộ khẩu cá nhân, khi người này muốn tách sổ hộ khẩu phải được chủ hộ đồng ý bằng văn bản.

Công dân được tách sổ hộ khẩu khi có đầy đủ điều kiện, thủ tục theo quy định của Luật Cư trú và các văn bản hướng dẫn thi hành. Nếu còn vấn đề gì vướng mắc đề nghị bà Lâm Tú Anh đến cơ quan Công an nơi đăng ký cư trú để được hướng dẫn cụ thể.

Không cấp lại bản chính văn bằng, chứng chỉ

Ông Nguyễn Ngọc Khương (Hải Dương) là học sinh trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm niên học 2001-2004. Ông Khương bị mất bằng tốt nghiệp THPT và muốn xin cấp lại. Vậy, thủ tục cấp lại bằng tốt nghiệp như thế nào? Ông Khương hiện đi làm xa thì có thể nhờ chị gái làm thủ tục không, nếu được thì cần những giấy tờ gì?

Trả lời:

Về vấn đề này, Bộ Giáo dục và Đào tạo trả lời như sau:

Khoản 3 Điều 2 Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ cấp một lần, không cấp lại.

Người bị mất bản chính văn bằng, chứng chỉ chỉ được cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc.

Người yêu cầu cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc có thể trực tiếp yêu cầu hoặc gửi yêu cầu của mình đến cơ quan có thẩm quyền cấp bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc qua bưu điện. Không hạn chế số lượng bản sao yêu cầu được cấp.

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập7
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay1,114
  • Tháng hiện tại29,772
  • Tổng lượt truy cập328,035
dvcqgian
dvc bp
hu hq
qlvb hq
PHÁP ĐIỂN
face book
face tu hao bp
Văn bản mới

Văn bản - Chỉ đạo điều hành

46

Thông báo Về việc công khai hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất

lượt xem: 11 | lượt tải:9

27438

ĐÊ ÁN SẮP XÊP ĐON VỊ HÀNH CHÍNH HUYỆN, XÃ GIAI ĐOẠN 2023-2025

lượt xem: 19 | lượt tải:18

27438

Tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với Đề án mở rộng địa giới hành chính thị xã Bình Long làm cơ sở sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Bình Phước và điều chỉnh địa giới hành chính một số xã, phường thuộc thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước

lượt xem: 24 | lượt tải:13

05

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI ĐỘNG VẬT NĂM 2024 TRÊN ĐỊA BÀN XÃ MINH ĐỨC

lượt xem: 37 | lượt tải:6

09

KẾ HOẠCH PHONG TRÀO TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA" VÀ CUỘC VẬN ĐỘNG ĐỘNG "NGƯỜI BÌNH PHƯỚC NÓI LỜI HAY LÀM VIỆC TỐT NĂM 2024

lượt xem: 26 | lượt tải:9
facebook minh duc
Nông thôn mới
đường dây nóng
hỏi đáp
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây